Diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên hiện chưa tới 2.000 ha trên khoảng 750.000 ha đất trồng cây công nghiệp của khu vực này.
Cây cà phê “chung sống hòa bình” trên cùng một khu đất với mắc ca, nhờ trồng xen canh. Đây cũng là phương pháp trồng chủ yếu hiện nay đối với cây này tại Tây Nguyên, nhờ cây có khả năng chịu hạn tốt, dễ sống, không cần chăm bón nhiều, đồng thời có thể “che chở” cho cà phê, vì cà phê cần bóng mát. |
|
Mắc ca mọc cao, phủ tán, rễ ăn khá sâu, nên còn tác dụng giữ ẩm và chống xói mòn cho đất. Ngoài việc mang lại giá trị kinh tế từ hạt, đây cũng có thể xem là cây lâm nghiệp nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc. |
|
Mắc ca ra hoa và thành trái đủ lớn để thu hoạch trong vòng 6 tháng. |
|
Ong bướm tỏ ra rất thích hoa mắc ca. Nhiều trang trại đã nuôi thêm ong, vừa có loại mật, vừa giúp hoa dễ thụ phấn. |
|
Dễ sống, nhưng lại kén khí hậu và thổ nhưỡng, không phải vùng đất nào cũng có thể trồng tốt mắc ca. Đây là nguyên nhân chính khiến tổng diện tích trồng loại cây này trên thế giới sau nhiều năm phát triển cũng mới chỉ đạt khoảng 80.000 ha, khiến nguồn cung luôn thấp hơn cầu. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ thí điểm, đất Tây Nguyên đã tỏ ra phù hợp, với sản lượng thu hoạch khá cao. |
|
– Tỷ lệ nhân trên hạt của mắc ca khoảng 1/3, tức cứ 3 kg hạt thì cho 1 kg nhân. Việc chế biến có thể làm tăng giá trị hạt thô lên từ 3-5 lần. |