Trang tin

Phân biệt phân hữu cơ và phân hóa học

Phân biệt phân hữu cơ và phân hóa học

Phân Biệt Phân Hữu Cơ Và Phân Hóa Học

Khi canh tác cây trồng hiện nay chắc hẳn bà con cũng hay nghe giảm phân hóa học và bón nhiều phân hữu cơ. Vậy hai loại phân này khác nhau như thế nào ?

Tại sao phải giảm phân hóa học và tăng cường phân hữu cơ ? Kaito xin gửi đến bà con cách phân biệt phân hữu cơ và phân hoá học trong bài viết sau đây.

1. Nguồn gốc

Hoá học: Đa phần từ tổng hoặc đã trải qua quá trình chế biến thay đổi cấu tạo, thành phần.

Hữu cơ: Từ thiên nhiên, được xử lý cơ bản không làm thay đổi tính chất.

2. Thành phần

Hoá học:  Các hợp chất vô cơ từ tự nhiên hoặc tổng hợp: N, P, K, Ca, Mg…

Hữu cơ: Các hợp chất hữu cơ: Humic, Fulvic, acid amin,  đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ)

3. Phân loại

Hoá học:

  • Theo nhu cầu:
    • Đa lượng: Cây cần nhiều .
    • Trung lượng: Cây cần khá nhiều.
    • Vi lượng: Cây cần ít.
  • Theo thành phần:
    • Phân đơn: chứa 1 nguyên tố đa lượng (ure, KCl..)
    • Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP,…)

Hữu cơ:

  • Nguồn gốc: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bắc…
  • Thành phần: Phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân vi sinh…

Phân biệt phân hữu cơ và phân hóa học

4. Tác động lên cây trồng

Hoá học: 

  • Cây hấp thu nhanh.
  • Hiệu quả tức thời.
  • Biểu hiện ngay trên cây trồng, nhanh mất tác dụng.
  • Cách sử dụng đa dạng (bón, phun, tiêm, quét,…)

Hữu cơ:

  • Cây sử dụng từ từ.
  • Hiệu quả chậm, lâu dài.
  • Biểu hiện chậm nhưng bền vũng
  • Sử dụng chủ yếu bón gốc, số ít phun qua lá.

5. Tác động lên môi trường

Hoá học:

  • Giảm lượng vi sinh có trong đất.
  • Giảm pH.
  • Đất bạc màu khi sử dụng lâu dài.
  • Ngộ độc cho cây khi quá liều.
  • Ô nhiễm nguồn nước.
  • Gây hiệu ứng nhà kính do khí thải.

Hữu cơ:

  • Tăng cường hệ vi sinh cho đất.
  • Ổn định pH.
  • Đất phì nhiêu màu mỡ.
  • Sử dụng càng nhiều càng có lợi.
  • Không gây ô nhiễm nếu được xử lý trước khi bón.
  • Giảm tác động xấu đến môi trường.

Phân biệt phân hữu cơ và phân hóa học

6. Ưu điểm

Hoá học:

  • Sử dụng nhanh, hiệu quả tức thời.
  • Dễ sử dụng, không tốn thời gian.
  • Cây dễ sử dụng, nhiều cách cung cấp.

Hữu cơ:

  • Hiệu quả lâu dài, bền vững.
  • Không tác động xấu môi trường.
  • Tận dụng được phụ phế phẩm trong sản xuất.
  • Chi phí canh tác giảm, chất lượng nông sản tăng.
  • Giá thành cạnh tranh, thị trường mở rộng.

7. Nhược điểm

Hoá học:

  • Giá thành cao.
  • Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
  • Thoái hóa, bạc màu đất.
  • Nông sản tồn dư hóa học sẽ khó thâm nhập thị trường khó tính.

Hữu cơ:

  • Giá thành phân hữu cơ không quá cao so với phân hóa học nhưng an toàn.
  • Thời gian sử dụng lâu.
  • Tốn công đoạn xử lý (ủ, khử mùi, trộn,…)
  • Mang mầm bệnh nếu xử lý không kỹ.

Kết luận:

Phân hữu cơ và phân hóa học đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân hữu cơ hay phân hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mục đích sử dụng, loại cây trồng, tình trạng đất và môi trường. Chúng ta nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng loại phân nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nếu có thể, việc sử dụng phân hữu cơ là lựa chọn tốt hơn để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng của bạn, không nhất thiết phải sử dụng phân bón hóa học. Thay vào đó, hãy thử sử dụng phân bón hữu cơ từ phân bò đã ủ hoai qua xử lý kỹ càng từ Kaito. Tiêu chuẩn ủ bằng men enzym Nano Gro của Mỹ giúp đất màu mỡ.

Phân bón hữu cơ Kaito là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và không gây ô nhiễm môi trường, giúp bảo vệ môi trường của chúng ta. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, Kaito cam kết mang lại cho bạn những sản phẩm phân bón hữu cơ tốt nhất, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối.

Bình luận

Bài viết liên quan

Nhập từ khóa