Trang tin

Giải pháp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê

Giải pháp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê

Yêu cầu của đất trồng tiêu

Theo tài liệu của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên. Cây tiêu là cây dễ trồng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Miễn là đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Đất giàu mùn, có tầng canh tác từ 75cm đến 1m.
  • Đất không bị ngập úng, thoát nước tốt, độ dốc khoảng 25 độ là tốt nhất
  • Đối với đất chuyển đổi từ các loại cây khác như cà phê, ca cao… cần phải xử lý đất trước khi trồng tiêu. Dùng các biện pháp cày xới, thu gom rễ rồi đốt. Sau đó trồng ít nhất 2-3 vụ cây phân xanh họ đậu, giúp đất lấy lại độ đạm. Đồng thời cần kết hợp các biện pháp phun xịt thuốc diệt nấm bệnh
  • Đối với đất mới khai hoang, cũng tiến hành tương tự như đất chuyển đổi. Chú ý bổ sung vôi bột với liều lượng 2-3 tấn / ha

Lựa chọn loại trụ trồng tiêu

Về cơ bản, mọi người thường phân trụ trồng tiêu ra làm hai loại, trụ sống và trụ chết. Mỗi loại trụ có ưu và nhược điểm riêng. Bà con nên lựa chọn phù hợp.

  • Trụ chết: Là các loại trụ làm bằng cọc bê tông, trụ gạch hoặc cây gỗ. Ưu điểm của loại trụ này là thời gian triển khai trồng tiêu nhanh, không phải chờ đợi trụ tiêu lớn. Mật độ trồng tiêu có thể dày hơn. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao, cây tiêu sinh trưởng về sau không được khỏe mạnh do thiếu tán che, độ bám rễ kém.
  • Trụ sống: Là các loại trụ dùng cây muồng đen, cây gòn, lồng mức, núc nác… Ưu điểm của trụ sống là cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh – bền vững, bản thân các cây làm trụ khi rụng lá sẽ bổ sung thêm lượng mùn cho đất, chi phí đầu tư thấp. Nhược điểm: Thời gian triển khai trồng lâu do phải đợi trụ đủ lớn, một số loại cây phải thường xuyên tỉa cành tạo tán.

Hiện nay có nhiều giải pháp để tận dụng tối đa ưu điểm của hai loại trụ nói trên, đó là trồng trụ tạm cạnh trụ tiêu sống cho tiêu leo bám những năm đầu, sau khi trụ sống đủ độ lớn thì cho tiêu leo qua. Hoặc trồng xen kẽ 1 hàng trụ sống, 1 hàng trụ chết…

Mật độ trồng tiêu

  • Đối với trụ chết: Trồng với khoảng cách 2,5m x 2,5m. Mật độ là 1600 trụ / ha
  • Đối với trụ sống: Trồng với khoảng cách 3m x 3m. Mật độ là 1100 trụ / ha
  • Trường hợp trồng xen kẽ 1 hàng trụ sống + 1 hàng trụ chết. Khoảng cách là 2m x 2,5m (hàng cách hàng 2m, trụ cách trụ 2,5 m)
  • Mật độ tối đa không nên vượt quá 2000 trụ / ha

Lựa chọn giống tiêu

Hiện nay có nhiều giống tiêu có triển vọng như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Lộc Ninh, tiêu Sri lanka, Ấn Độ, Phú Quốc… Mỗi giống có ưu điểm riêng về năng suất, tốc độ sinh trưởng, khả năng thích nghi… Do đó, Với diện tích trên 1 hecta, bà con nên trồng 2 – 3 loại tiêu khác nhau, mỗi loại một khu vực để tiện chăm sóc và thu hoạch

Kỹ thuật xuống giống tiêu con (trồng cây tiêu con)

  • Đào hố có kích thước 60cm x 60cm x 60cm (trồng 2 bầu 1 hố) hoặc 40cm x 40cm x 40cm (1 bầu 1 hố). Tâm hố cách trụ tiêu 40cm.
  • Bón lót 15kg phân chuồng hoai mục. 0,3 – 0,5kg phân lân. 0,3kg vôi bột. Trộn đều phân với đất rồi lấp đầy hố.
  • Xử lý hố bằng một trong các loại thuốc sau: Confidor 100SL 0.1%-0.5 lít/ hố hoặcMarshal 5 G, 20 – 30 g /hố hoặc Basudin 10H, 20 – 30g/ hố
  • Chuẩn bị hố trồng ít nhất 15 ngày trước khi trồng
  • Khi trồng tiến hành đào lỗ trong hố, đặt bầu ươm, trồng cây ngang với mặt đất không nên trồng âm.
  • Sau khi trồng nếu trời không mưa phải tưới nước bổ sung. Lượng nước tưới vừa đủ không nên tưới nhiều.
  • Nên tiến hành che nắng cho tiêu trong thời gian đầu, do tiêu được ươm trong mái che, khi ra môi trường cần cho tiêu làm quen dần với ánh nắng mặt trời, tránh hiện tượng tiêu bị cháy nắng. Vật liệu che nắng có thể tận dụng lá dừa hoặc dùng lưới, đảm bảo cây con tiếp xúc 50% ánh sáng trực tiếp.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu

Tiêu là loại cây rất mẫn cảm với dịch bệnh, thường hay nhiễm các loại nấm, thời gian nhiễm bệnh và lây lan khá nhanh, do đó bà con nên áp dụng phương châm phòng bệnh là chính. Các nguyên tắc sau nên được thực hiện đầy đủ

  • Không trồng lại tiêu trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa chịu qua thời gian luân canh.
  • Không sủ dụng đất đã trồng tiêu để làm vườn ươm.
  • Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất trong mùa khô trước khi trồng mới.
  • Thường xuyên sủ dụng phân hữu cơ và bón phân vô cơ cân đối.
  • Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và các loại nấm rễ : Trichoderma spp.
  • Hạn chế xới xáo và tưới tràn trong vườn tiêu.
  • Nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng, không trồng lại ngay.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm.

Chi tiết về các loại sâu bệnh gây hại trên cây tiêu, chúng tôi sẽ giới thiệu ở một bài viết khác. Bà con có thể tham khảo tại link sau:

  • Các bệnh thường gặp trên cây tiêu và cách phòng trừ

Tưới nước cho cây tiêu

Tiêu là loại cây rất cần nước nhưng lại không chịu được ngập úng, do đó bà con nên tưới vừa đủ, không quá nhiều. Không nên đánh bồn quá sâu. Mùa nắng nên kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ, rác hoặc trấu. Khi tiêu đã đi vào giai đoạn thu hoạch (từ năm thứ 4 trở đi) chỉ tưới khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây chống chịu qua mùa khô. Hiện nay đã có các phương pháp tưới nhỏ giọt, bà con nên mạnh dạn tham khảo và đầu tư, lượng nước tưới bằng phương pháp này vừa đủ cho cây mà lại tiết kiệm nước

Bón phân cho cây tiêu

  • Phân hữu cơ: Nhất thiết phải sử dụng phân chuồng, mỗi năm bón ít nhất 30-40m3/ha. Hoặc 30kg/gốc. Khi bón cần đào rãnh quanh gốc, cách tán tiêu từ 15-20cm. Rãnh rộng 15-20cm, sâu 5-10cm. Khi bón xong phải lấp đất lại. Thời điểm bón tốt nhất là đầu mùa mưa. Khi đào rãnh hạn chế tối đa làm tổn thương phần rễ tiêu.

 

Bình luận

Bài viết liên quan

Nhập từ khóa