Trang tin

Cách chữa chết nhanh chết chậm

Cách chữa chết nhanh chết chậm

Chết nhanh chết chậm là tình trạng xuất hiện rất nhiều trên cây hồ tiêu. Đặc biệt là vào mùa mưa trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

Khi cây xuất hiện chết nhanh chết chậm nó sẽ lây ra hàng loạt các cây khác.

Vậy thì làm cách nào để phòng chữa chết nhanh chết chậm hiệu quả? Chúng ta hãy cùng Kaito Việt Nam tìm hiểu chi tiết cách chữa chết nhanh chết chậm dưới đây nhé!

Bệnh chết nhanh chết chậm

Bệnh chết nhanh

Biểu hiện bệnh:

Cây tiêu bị chết nhanh thường là do thối rễ, thối gốc, chết dây. Khi mắc bệnh hàng loạt cây sẽ bị héo dây tiếp đến là lá chuyển vàng, lá rụng để lại cành trơ trọi. Quá trình này diễn ra chỉ trong 7-10 ngày và sau vài tuần cây sẽ chết.

Khi bạn nhổ phần rễ lên sẽ thấy phần rễ cây bị thối đen. Phần thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ cây bong ra và có mùi hôi nhẹ.

Cách chữa chết nhanh chết chậm

Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh chết chậm là do nấm Phytophthora parasitica var. piperana. Loại nấm ưa độ ẩm sống dưới đất, thường phát sinh và lây lan vào mùa mưa.

Nấm Phytophthora parasitica var. piperana kết hợp nấm Pythium, Fusarium,Rhizoctonia…tấn công cây hồ tiêu. Chúng thâm nhập hầu hết các bộ phận của cây từ rễ, thân, lá, nhánh… Đặc biệt là những phần nằm trong đất và sát với mặt đất.

Khi trời mưa mầm bệnh có trong đất sẽ bắn lá phần trên của cây khiến bệnh lây lan càng nhanh.

Bệnh chết chậm

Biểu hiện:

Cách chữa chết nhanh chết chậm

Cây sinh trưởng chậm có biểu hiện thân èo uột, lá rụng, đốt rụng, rễ, gốc bị thối, mạch dẫn nhựa cây có màu nâu đen…cho đến khi cây chết. Quá trình này thường kéo dài từ vài tháng cho đến 1 năm.

Nguyên nhân gây bệnh:

Nấm Fusarium oxysporum gây hại và phá hủy cây. Nhất là trong điều kiện ẩm ướt, vườn tiêu ngập úng, thoát nước kém, bón thừa đạm…

Cách chữa chết nhanh chết chậm

Bệnh chết nhanh chết chậm thường xuất hiện ở vườn tiêu từ 3 năm tuổi trở lên. Bạn nên nhớ rằng khi vườn tiêu có 5-7% cây chết nghĩa là bệnh đã lan rộng toàn bộ vườn.

Khi đó việc chữa trị là vô cùng khó khăn và tốn kém. Thậm chí là không mang lại hiệu quả. Vậy nên chìa khóa ở đây đó chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng cách:

  • Trồng tiêu với mật độ vừa phải không trồng quá dày
  • Cắt xén, tỉa phần cành sát mặt đất
  • Quét dung dịch Bordeaux 10% và vôi lên phần thân sát mặt đất

Cách chữa chết nhanh chết chậm

Một số bí quyết khác bạn có thể thực hiện:

  • Trồng xen canh tiêu với cà phê, dừa…để giảm bệnh chết nhanh
  • Chọn cây con sạch bệnh
  • Chọn giống tiêu kháng bệnh
  • Hạn chế gây các vết xước, vết thương cho phần rễ và thân cây
  • Xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả cho vườn tiêu
  • Bón phân đầy đủ, chăm sóc cẩn trọng để tăng khả năng kháng bệnh cho cây
  • Làm vệ sinh vườn thường xuyên: nhặt cành, lá, rễ…
  • Chủ động phòng bệnh: Đổ dung dịch Bordeaux 1% cho cây tiêu từ 2 năm tuổi…

Với những bí quyết đơn giản trên đây. Vườn tiêu của bạn đã tăng khả năng kháng bệnh lên tới 99%.

Vậy nên còn chần chờ gì nữa?

Bạn hãy quan tâm chăm sóc vườn tiêu của mình và thực hiện các bước phòng bệnh ngay hôm nay.

Bình luận

Bài viết liên quan

Nhập từ khóa