Trang tin

Tổng hợp các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Tổng hợp các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

KỸ THUẬT TRỒNG:

Có mấy vấn đề cần khẳng định về cây sầu riêng :

– Nhân giống vô tính cây ra hoa kết trái rất sớm từ 2 – 3,5 năm.
– Tùy các yếu tố trồng và chăm sóc, thời gian để trái được từ 2,5- 4 năm.

– Gốc có đường kính từ 10cm trở lên có thể để trái vững vàng.
– Cây trồng bằng cành chiết và cành ghép đều mau ra hoa trái

Làm đất :

– Sầu riêng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.

+ Đất hơi phèn vẫn trồng được. Độ pH lý tưởng từ 6- 6,5, một số vùng có độ pH từ 5- 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.
+ Đất xám và đất đỏ Bazan ở Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, sầu riêng vẫn mọc tươi tốt.
+ Đồng bằng Nam Bộ phải trồng  trên đất có xẻ mương, làm tiếp và mô cao để tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô.
– Tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, ổ hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp mô trồng rất tốt.

Tổng hợp các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Có hai cách trồng sầu riêng sau đây:

1. Theo cách cũ :
– Đào xới ở vị trí cần trồng một hố sâu khoảng 20cm, rộng khoảng 80cm để phơi đất cho khô

– Trộn thêm một ít phân hữu cơ rồi lấp lại làm mô cao khoảng 15- 20cm và trồng cây ở giữa mô.

Ưu điểm :
– Dễ làm, chi phí thấp.
– Mùa nắng cây tăng trưởng mạnh, nhẹ công tưới nước.

Nhược điểm :
– Mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già vẫn bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, suy kiệt.
– Cây ra hoa muộn. Khó chủ động điều khiển cho cây ra hoa trái theo ý muốn.

2. Theo cách mới :

Mục đích :
– Giúp cây có được môi trường thuận lợi để sinh trường và phát triển.
– Tạo điều kiện dễ dàng để bổ sung chất dinh dưỡng như phân hữu cơ, chất mùn… cho cây.
– Có thể chủ động cho ra hoa trái theo ý muốn.
Thực hiện :
– Đào hố sâu 0,6m, chiều rộng 0,8m x 0,8m, bón khoảng 1- 2kg vôi sống vào hố.

– Phơi đất thật khô.

– Dùng 20- 30kg phân xanh (hay phân chuồng, phân rác, …) đã hoai mục và 0,5kg- 1kg phân lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố theo thứ tự theo tầng đất (đất ở đáy, ở giữa và lớp đất mặt).
– Đắp thêm một số đất khô có nhiều chất dinh dưỡng như đất vế mặt ruộng, đất phù sa sông rạch …

Mô nên có chiều cao 0,4- 0,8m và rộng từ 1,2- 2,2m nếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
– Ở vùng đất miền Đông Nam Bộ nếu có độ nghiêng lớn hơn 2%- 5% chỉ nên đắp mô cao 15- 25cm, rộng khoảng 60cm.

+ Nếu độ nghiêng lớn hơn 5% chỉ cần cuốc xới cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu cơ

+ Mùa mưa phải có kế hoạch chống xói mòn.

+ Có thể trồng xen canh các loại cây ăn trái không có tính cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hoặc trồng cây màu

Nhận xét :
– Ưu điểm :
+ Giúp cây có được môi trường thuận lợi để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ trong đất

+ Tránh được tình trạng bất lợi do nhập úng. Cây tăng trưởng tốt và tuổi thọ cũng cao hơn.
+ Ở vùng đồng bằng khi cần bổ sung thêm đất, dùng chất bùn đã phơi khô, giúp bộ rễ của cây không bị hư hại do úng.

– Nhược điểm :
+ Chi phí cho việc làm mô cao.
+ Đòi hỏi phải tiến hành vào cuối mùa mưa hay trước mùa mưa vì cần có thời gian phơi đất.
+ Mùa khô phải tưới cho cây thường xuyên hơn so với cách làm mô thấp.

Trồng cây :

1. Mô trồng :
Tùy theo kích cỡ bầu cây giống mà móc hố tương ứng để đặt cây.

2. Bón lót :
– Nếu có phân dơi, phân cá, phân hữu cơ hoai mục nên bón một ít vào hố, tùy khả năng mà bón ít nhiều.
– Rải một ít thuốc sát trùng như Basudin 10H, Furadan, BHC … để phòng trừ mối, kiến, tuyến trùng … làm hại rễ non.

Liều lượng từ 20- 50g tùy loại.

3. Trồng cây giống :

– Thêm hoặc bớt đất ở hố sao cho đặt cây xuống mặt mô ngang bằng với phần trên của bầu.

– Cho đất vào xung quanh bầu đến gần ngang mô trồng là được.

– Dùng cọc, que cắm gần gốc để cố định cho cây đứng thẳng.

– Dùng dây nilon, dây nhựa để cột, tránh dùng dây chuối khô, lạt dừa…có tính giữ ẩm dễ phát sinh nấm gây bệnh

4. Chăm sóc :

Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt, cần tuân thủ một số chế độ sau :

1. Chế độ đất và nước :
– Đất xung quanh mô trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo.

– Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt.

Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu nước.
– Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều.
– Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều)

2. Hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên:

– Trồng xong nên dùng lá dừa, lá cây … để che nắng trưa đến xế

– Vườn trống trải phải dùng cọc để cố định cây, để giông gió không làm gãy đổ trong vài tháng đầu sau khi trồng.

– Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu… đậy xung quanh mô để giữ ẩm vào mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa.

– Tránh đậy cận gốc, ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm hư hại gốc

 

Bình luận

Bài viết liên quan

Nhập từ khóa