Trang tin

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh

PHÂN HỮU CƠ – PHÂN HỮU CƠ VI SINH

I. THỰC TRẠNG PHÂN BÓN HIỆN NAY

Nền nông nghiệp Việt Nam sau thời kì tiếp thu các kĩ thuật canh tác tiến bộ đã góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực trong cả nước và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó nền nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn.

Những năm trước đây, tập quán canh tác các nhà nông thường sử dụng phân vô cơ nhằm tăng sản lượng và chưa quan tâm đến chất lượng. Lượng phân bón vô cơ được cây trồng hấp thụ chưa đến 50%, phần còn lại thất thoát ra môi trường, rửa trôi, bay hơi, ngấm vào đất tạo sự lãng phí đầu tư. Bên cạnh đó, các chất hóa học tồn dư trên bề mặt của nông sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các loại phân hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh, phân hữu cơ khoáng đem lại nhiều lợi ích cho các nhà nông canh tác theo hướng hữu cơ bền vững. Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, và tạo ra các nông sản hữu cơ sạch và an toàn. Vậy phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh là gì? Sự khác biệt các loại phân bón này như thế nào.

II. KHÁI NIỆM

1. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ gồm các chất thải của động vật, phế phẩm thực vật, phế phẩm chế biến nông lâm thủy sản, than bùn và rác thải hữu cơ được ủ hoai mục.

Phân hữu cơ tạo môi trường thuận lợi giúp cho côn trùng và vi sinh vật sinh sống và tạo hệ sinh thái cân bằng cho đất.

Phân hữu cơ gúp cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và giữ ẩm cho đất. Kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ sẽ tiết kiệm lượng phân bón hóa học cần dùng nhờ chất hữu cơ giữ các chất khoáng không bị hao phí do bay hơi hoặc rửa trôi.

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
                Hình 1. Một số phế phụ phẩm ngành nông nghiệp và vi sinh vật  dùng để ủ phân hữu cơ

2. Phân vi sinh vật là gì (vsv)?

– Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh) là phân bón chứa ít nhất một loại vi sinh vật có ích. Mật số mỗi loại lớn hơn 108cfu/g hoặc cfu/ml. Các chủng vi sinh phổ biến được sử dụng nhiều trong nông nghiệp:

– Nấm Trichoderma: phòng ngừa nấm bệnh, phân giải xenlulose, kích thích sinh trưởng cây trồng,… giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ tiêu.

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
                                              Hình 2. Hình thái khuẩn lạc và bào tử nấm Trichoderma spp.                                                
Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
Hình 3. Trichoderma sp. đối kháng với nấm bệnh trên cây trồng (A) Trichoderma sp. đk Fusarium sp., (B) Trichoderma sp. đk Phytophthora sp.,
(C) Trichoderma sp. đk Neoscytalidium  sp., (D) Trichoderma sp. đk Colletotrichum sp.,
Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
                       Hình 4. Test khả năng phân giải xenllulose của các chủng nấm Trichoderma (A, B, C)                                 

– Nấm Paecilomyces lilacinus (nấm tím) ký sinh lên trứng của tuyến trùng, làm giảm đáng kể mật số tuyến trùng có hại trong đất. Ngoài ra còn có một số loài có khả năng tạo ra mạng lưới (network), vòng thắt (ring) như Monacrosporium spp. Dactylella spp., Arthobotrys spp.,  để bẫy và tiêu diệt tuyến trùng, hoặc ký sinh lên tuyến trùng như Harposporium anguillulae, Haptocilium sp.,.

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh

– Nấm Metarhizium anosipliae (nấm xanh), Beauveria bassiana (nấm trắng), Nomuraea có khả năng ký sinh lên côn trùng hoặc tạo ra các độc tố sinh học, qua đó giúp cây tránh được sự phá hoại của các loại côn trùng, sâu bọ, rệp sáp, nhện đỏ…

 

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
Hình 9: Nấm M. anisopliae ký sinh trên: (1) rầy nâu. (2) sùng đất,  (3) ấu trùng xén

– Vi khuẩn Bacillus spp.: phòng ngừa nấm bệnh, chuyển hóa đạm, lân trong đất thành dạng dễ tiêu, kích thích sinh trưởng cây trồng,… giúp bảo vệ bộ rễ và cải tạo đất.

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
Hình 10. Bacillus sp. đối kháng với nấm bệnh trên cây trồng (A) Bacillus sp. đk Fusarium sp., (B) Trichoderma sp. đk Colletotrichum sp., (C) Trichoderma sp. đk Neoscytalidium  sp.,

– Vi khuẩn Azotobacter sp., Rhizobium sp.: cố định đạm trong không khí cung cấp dinh dưỡng cho cây và tạo các chất kích thích sinh trưởng cây trồng

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
Hình 11. Hình thái khuẩn lạc và tế bào Azotobacter sp.

– Xạ khuẩn: Streptomyces sp., Actinomyces sp.: có khả năng phân giải xenlulose mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy xác bã hữu cơ, đồng thời một số chủng còn tiết ra enzym ức chế lại các loại nấm bệnh gây hại trong đống ủ.

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh
Hình 12Khuẩn lạc xạ khuẩn  (A) và kiểm tra khả năng phân giải xenllulose của các chủng xạ khuẩn Streptomyces (B,C,D)

Tóm lại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà chúng ta sẽ tuyển chọn các loại vi sinh vật khác nhau để đưa vào sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 

3. Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích như Trichoderma sp., Bacillus sp., Streptomyces sp., Azotobacter sp., được sản xuất bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Mật số mỗi loại lớn hơn 106cfu/g hoặc cfu/ml. Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng:

  • Cải tạo môi trường sống cho hệ vi sinh vật trong đất, làm cho đất tơi xốp, chống xói mòn, rửa trôi.
  • Bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như: các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, nấm và vi khuẩn  đối kháng giúp phòng trừ bệnh hại cho cây trồng, tăng sức đề kháng cho cây trồng.
  • Năng cao phẩm chất và chất lượng nông sản.

III. PHÂN BIỆT PHÂN HỮU CƠ, PHÂN VI SINH VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Bảng 1: Sự giống nhau và khác nhau giữa phân hữu cơ – phân vi sinh – phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ

Phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ chất thải của động vật, phế phẩm nông nghiệp, than bùn…

Là chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có ích

Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích

Thành phần chính

Hữu cơ

Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

Hữu cơ và ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

Chất hữu cơ

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh ≥ 20%

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh≥ 15%

Mật số vi sinh

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh ≥ 1 x 108 Cfu/g cho mỗi loại

Phân hữu cơ và Phân hữu cơ vi sinh ≥ 1 x 106 Cfu/g cho mỗi loại

Các chủng vi sinh

– Đối kháng nấm bệnh,

– Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại.

– Phân giải xenlulozo, lân …và vsv cố định đạm

– Phân giải xenlulozo, lân …và vsv cố định đạm

– Đối kháng nấm bệnh,

– Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại.

Hình thức sử dụng

Bón trực tiếp: rải  xung quanh gốc cây, luống rau, trộn vào đất.

Bón trực tiếp, trộn vào bầu ươm cây, phun qua lá, rải đều dưới gốc cây, ủ compost…

Bón trực tiếp: rải  xung quanh gốc cây, luống rau, trộn vào đất.

Công dụng

Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất. Cân bằng sinh thái đất

Cung cấp vi sinh vật mật số cao giúp kiểm soát bệnh cây trồng và phân giải các chất hữu cơ trong đất.

Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất. Cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồn

 

IV. ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG SỬ DỤNG

– Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh dùng cho tất cả các loại cây trồng, giúp bổ sung chất hữu cơ và hệ vi sinh vật có ít vào trong đất giúp kiểm soát nấm bệnh, sâu hại và tuyến trùng gây hại.

– Giúp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất, làm đất tơi xốp, giữ nước, giữ dinh dưỡng, chống xói mòn, rửa trôi.

– Nâng cao chất lượng, phẩm chất nông sản

– Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe.

 

KAITO VIỆT NAM

Gieo sống xanh – Gặt khỏe lành

Cùng xây dựng môi trường xanh sạch đẹp

Cùng hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ

Cùng nhau lan tỏa cuộc sống xanh với các sản phẩm hữu cơ từ nguồn gốc thiên nhiên

——– ——– ——– ———

www.kaitovietnam.com

076.309.2222

#kaito #phanhuuco #organic #phankaito #phanbo

Bình luận

Bài viết liên quan

Nhập từ khóa