Cây sầu riêng hiện tại đang là loại cây trồng mang lại hiệu suất kinh tế khá cao nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, qua một vụ thu hoạch nhất là đối với những cây nuôi nhiều quả sẽ dễ dàng bị suy kiệt. Vì vậy bà con nông dân cần có những biện pháp chăm sóc, cung cấp bù dinh dưỡng cho cây sớm phục hồi để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.
Những biện pháp chăm sóc cây sầu riêng sau khi thu hoạch bà con cần lưu ý:
Vệ sinh vườn:
Dọn dẹp và xử lý các tàn dư của sâu bệnh hại cho cây. Nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến vụ sau.
Tỉa cành:
Tỉa cành sau thu hoạch là một việc làm quan trọng không thể bỏ qua. Nên cắt tỉa các cành cây khô, cành sâu bệnh, ốm yếu. Tỉa thêm các cuống trái còn trên cành giúp thông thoáng vườn cây. Giúp hạn chế sâu bệnh, tạo điều kiện hình thành các chốt mầm để ra hoa cho vụ mùa sau.
Tưới nước:
Cần tưới đủ nước trong mùa khô, nếu vào mùa mưa nên lưu ý tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt vì trong điều kiện ngập úng các loại nấm có hại trong đất phát triển và tấn công bộ rễ sầu riêng làm rễ dễ bị thối. Tuyệt đối không tưới nước bị nhiễm mặn cho cây. Tủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô,…
Quản lý sâu bệnh hại:
Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị các loại bệnh hại tấn công: sâu ăn lá, rầy, thán thư…. Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên thường xuyên thăm nom và theo dõi vườn cây, đồng thời có các biện pháp sinh học để phòng ngừa sâu bệnh hại, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Bón phân:
Việc bón phân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch. Sau khi thu hoạch cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vì phải trải qua thời gian dài nuôi quả. Vì vậy phải kịp thời bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ là một phương án tốt nhất để cung cấp đủ lượng đạm hữu cơ, khoáng chất đa lượng, vi lượng tạo điều kiện cho cây phục hồi và phát triển tốt hơn sau khi thu hoạch. Hơn nữa còn bổ sung một lượng lớn vi sinh để cải tạo đất trồng tơi xốp hơn.
Khi bón phân bà con nên tạo rãnh xung quanh tán cây, rộng khoảng 10-20cm, sâu 15-20cm. Sau đó rải phân xung quanh gốc và tưới nước đẫm sau khi bón để thấm thấm đều vào đất. Sử dụng phân bón hữu cơ 100% phân bò của Kaito với liều lượng 2-3kg/gốc. Sau khi bước vào thời kỳ sầy riêng ra trái non và giai đoạn nuôi quả lớn: nên bón phân với liều lượng từ 0,7-1,2kg/gốc.