- Việc bón phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích trong đất phát triển.
- Khi chất hữu cơ không còn nữa thì hệ vi sinh vật có ích cũng dần mất đi, đất trở nên bóp chặt và kho cứng.
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây cà phê
Cà phê trồng mới được bón lót phân hữu cơ theo liều lượng ở phần trồng mới.
Để tránh áp lực về nhu cầu phân bón hữu cơ, có thể bón phân hữu cơ hàng năm, mỗi năm bón 10 m³.
– Đối với cà phê chưa giao tán, đào rãnh theo hình chiếu của tán cà phê sâu 20 – 25 cm, rộng 25 – 30 cm (có thể đào khoảng ¼ – ½ theo chu vi tán).
– Đối với cà phê kinh doanh đã giao tán thì có thể đào rãnh giữa 2 hàng cà phê.
+ Nếu năm nay đào theo chiều ngang thì sang năm đào theo chiều dọc.
+ Nếu lượng phân hữu cơ không nhiều thì đào 1 hàng bỏ 1 hàng, lần bón sau đào tiếp hàng còn lại
– Sau khi đã đào rãnh, bỏ phân xuống.
– Mỗi hố có thể bón thêm từ 200 – 500 g lân nung chảy và một ít đạm để tăng nhanh tốc độ phân giải.
– Việc bón phân hữu cơ nên được tiến hành trong khoảng thời gian từ đầu cho tới giữa mùa mưa.
– Không nên bón phân hữu cơ chưa hoại mục
– Không nên bón phân hữu cơ trên mặt đất, vì nếu bón trên mặt đất sẽ bị nắng thiêu đốt gây nên hiện tượng đốt cháy hữu cơ (tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích) và bị rửa trôi. Nếu được chôn lấp và có độ ẩm nhất định thì sẽ tạo điều kiên thuận lợi để vi sinh vật có ích phát triển.