Để cây trồng phát triển một cách toàn diện không chỉ cần đến các yếu tố như giống, đất hay nước mà phân bón là một thành phần không thể thiếu.
Tuy nhiên, mỗi một loại cây, một thời điểm hay vùng đất khác nhau cần có cách bón sao cho phù hợp thì cây mới hấp thụ được nguồn dưỡng chất ấy.
Chọn đúng phân cho hợp với Đất và Cây trồng
Nguyên tắc đầu tiên là cần chọn đúng loại phân bón để bổ sung sao dưỡng chất sao cho phù hợp với cả cây và đất canh tác.
Đối với cây trồng:
Nếu nhu cầu cây cần phân kali thì không thể dùng phân đạm thay thế và ngược lại. Bà con có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau để chọn phân bón phù hợp:
+ Cây trồng lấy lá: là loại cây cần nhiều đạm
+ Cây lấy củ, ăn quả, lấy đường: cần nhiều Kali
+ Thóc giống: bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng giống tốt, mạ gieo bằng hạt giống tốt sẽ sống khỏe, năng suất cao
+ Cây lấy dầu, họ đậu, cây gia vị: cần lưu huỳnh.
+ Đặc điểm về giống cây: giống có bộ lá lớn hơn, cần cho năng suất cao hơn thì cần nhiều phân hơn
Đối với đất canh tác:
Một lưu ý quan trọng nữa để chọn phân chính là căn cứ vào tính chất của đất. Vì bón phân cho cây phải bón thông qua đất nên khi bón phải nắm được tính chất của đất đai.
+ Đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều đất sét) hoặc nhẹ (nhiều cát) cần ưu tiên bón phân hữu cơ.
+ Đất chai cứng , có độ phì nhiêu thấp nên bón phân hữu cơ để cải tạo độ mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung
+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giớ nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sat yêu cầu của cây.
+ Đất chua không bón các loại phân có tính axit, ngược lại đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.
+ Đất đai màu mỡ phì nhiêu thì cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu
Thời gian bón phân sao cho “đúng lúc”
Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng cần một nguồn dưỡng chất khác nhau. Vì vậy bà con phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực, và trong mỗi thời kỳ lại chia làm 2 hay nhiều giai đoạn.
+ Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm
+ Giai đoạn sau cây cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi trung lượng.
Giai đoạn nào cũng không nên bón quá mức nhu cầu của cây nên bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách cân đối
Bón phân trong kỳ xúc tiên cây sinh trưởng:
+ Kỳ ra hoa: bón phân lân để có lợi ho cây ra hoa
Bón phân theo mùa:
+ Mùa xuân hè: cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân lân
+ Mùa thu: cây sinh trưởng chậm nên bón ít
+ Mùa đông: không cần bón phân
Bón đúng lúc, đúng thời điểm thì việc bón đúng loại, đúng lượng mới có ý nghĩa và phát huy được hiệu quả.
Thời gian bón phân:
+ Thời gian thích hợp là bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
+ Mùa nắng không nên bón phân vào buổi trưa vì nhiệt độ cao phân sẽ gây tổn thương cho dễ làm tăng nguy cơ héo hay chết cây.
+ Mùa mưa to tránh bón các loại phân dễ tan
+ Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vô cơ (hôn thời tiết mua nhiều, nhiệt độ cao)
Bón phân đúng liều lượng
Bón đúng lượng là bón đúng lượng, đúng tỷ lệ cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón thúc để bón lót và ngược lại.
Căn cứ vào năng suất cây trồng chọn lượng phân bón:
Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì lượng phân càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả có đủ dưỡng chất để làm quả to
Khi bón phân cần chú ý liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao nhưng nếu nhiều hơn cây không sinh trưởng tốt mà có thể làm tổn thương dễ gây héo úa, chết cây. Nên bón phân nhiều lần nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều.
Bón đúng cách
Là cách bón sao cho cây trồng có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ phân bón bổ sung.
+ Đất dốc, cây hàng năn nên bón lót
+ Đất cát, cát pha, thịt nhẹ bón phân nên chia làm nhiều lần
+ Đất thịt, đất sét có thể bón phân chia làm ít lần hơn.
+ Không nên bón phân sát gốc cây, nên bón cách gốc 2/3 bán kính đường rễ
+ Bón phân kế hợp xới đất, làm cỏ, vùi lấp để hạn chế bay hơi (mất đạm) hoặc bị rửa trôi mất chất dinh dưỡng
+ Trước khi tưới phân nên làm ẩm và tới đất tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Việc bón phân đúng cách sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng phân, hạn chế sự thất thoát phân bón làm hao tồn chi phí mà năng suất mang lại không cao.
Lưu ý:
Ngoài nguyên tác này bà con cũng nên chú ý am hiểu các vấn đề khác như:
+ Hiểu về cây, nhu cầu cây cần gì, cần bao nhiêu
+ Hiểu về đất, khả năng cung cấp của đất là gì và nên bổ sung thêm gì
+ Hiểu phân, khả năng đáp ứng của phân cho cây trồng và đất
+ Có trang thiết bị máy móc hỗ trợ quá trình định lượng để bón phân đúng liều lượng, đúng tỷ lệ
+ Thường xuyên quan sát và rút kinh nghiệm thực tế từ năm này sang năm khác sẽ giúp bà con có bí quyết sử dụng phân bón hiệu quả.